Skip to main content

Posts

Học tiếng Nhật: Các Cấu Trúc Câu Cơ Bản của Tiếng Nhật

Bạn nào mới học tiếng Nhật sẽ thấy cấu trúc câu tiếng Nhật khá là ...kì dị. Bởi vì ngôn ngữ gì mà động từ lại để cuối câu, rồi lại thường nói trống không không có chủ ngữ nữa (với người Việt mình như thế còn là bất lịch sự nữa nhỉ). Thế nhưng học lâu rồi lại thấy ... quen dần với cấu trúc câu đó, bởi vì cũng quen dần với cách nói chuyện và văn hoá của người Nhật. Lần này mình sẽ mổ xẻ sâu hơn về cấu trúc câu tiếng Nhật. Nắm được các cấu trúc và quy tắc cơ bản này bạn sẽ có thể dễ dàng đặt câu mà không lo sai ngữ pháp. Bài này đặc biệt dành cho các bạn đang mới học tiếng Nhật trình độ N5 ~ N4 nhé. Trước khi vào chủ đề chính, cho mình lượn lờ vài dòng về văn hoá của người Nhật (đánh giá chủ quan thôi, don't be serious!). Vì sao trong câu tiếng Nhật, động từ lại đứng cuối câu?  Đó là vì tính người Nhật khá là ... nhu nhược (haha, vơ đũa cả nắm thôi, nhìn từ quan điểm ảnh hưởng của văn hoá lên ngôn ngữ). Đặt động từ cuối câu cho phép người Nhật có thể vừa nói vừa nhìn mặt đối phươ...
Recent posts

Học tiếng Nhật: Vì sao tôi bắt đầu? và Vì sao tôi tiếp tục?

Hôm nay mình sẽ kể một câu chuyện, đệm giữa những bài ngữ pháp tiếng Nhật khô khan, để bơm thêm nhuệ khí và nâng cao tinh thần cho các bạn đang trên hành trình chinh phục tiếng Nhật nhé. Đây là câu chuyện về chính bản thân mình. Mình sinh ra trong một gia đình không có thể gọi là "khá giả" ở một thành phố nhỏ miền trung Việt Nam. Mình không cho rằng gia đình mình thuộc diện "nghèo" (vì mình biết rất nhiều gia đình còn khó khăn hơn), dù rằng hằng năm mẹ mình đều viết đơn nộp Uỷ ban Phường để xin vay các khoản tiền nho nhỏ với lãi suất thấp, chỉ để trang trải tiền sinh hoạt và trả nợ lay lắt qua ngày. Đúng vậy, ngay trước khi mình đi Nhật, bố mình làm ăn thất bại để lại cho gia đình một khoản nợ không biết bao giờ và làm thế nào trả hết. Bực mình hơn cả, là sau thất bại đó, ông mất niềm tin vào cuộc đời, cả niềm tin vào chính mình... Ông từ bỏ trách nhiệm là trụ cột kinh tế gia đình dù rằng từ trước đến giờ bố là người đi làm duy nhất kiếm tiền cho mẹ ở nhà nuôi ...

Học tiếng Nhật: Hiểu rõ hơn về trợ từ「が」và「は」- phần 2 dành cho N3~N2

Sau bài viết về sự khác nhau cơ bản của「が」và「は 」 ( link nếu bạn nào chưa đọc), lần này mình phân tích sâu hơn về cách dùng của hai trợ từ này trong ngữ pháp tiếng Nhật, đặc biệt là trợ từ は. Nếu như qua bài trước các bạn đã biết hai câu 田中さん が 来た và 田中さん は 来たkhác nhau thế nào thì qua bài này, bạn sẽ hiểu được vì sao mà nó khác nhau như vậy. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về ngữ pháp cũng như cấu trúc câu của tiếng Nhật. Hơn hết, đối với các bạn học ngành ngôn ngữ hoặc sư phạm tiếng Nhật, đây là một bửu bối có ích cho các bạn khi cần phải giải thích cho học trò của mình về sự khác nhau trong ngữ nghĩa và cách dùng của が và は. Những gì mình chia sẻ ở đây là những thứ mình học được từ cuốn sách 日本人のための日本語文法入門  (Ngữ pháp tiếng Nhật dành cho người Nhật). Tác giả vừa là nhà nghiên cứu ngôn ngữ vừa là giáo viên dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài nhiều năm, nên ông có cái nhìn sâu sắc về ngữ pháp tiếng Nhật cũng như sự khác nhau giữa tiếng Nhật và các ngôn ngữ khác...

Học tiếng Nhật: Giải quyết rắc rối trợ từ「が」 hay 「は」? Khác nhau thế nào?

Vấn đề ngữ pháp mà người nước ngoài học tiếng Nhật thường dễ sai nhất là cách dùng các trợ từ が、は、を、に、で  v.v. Và trong các trợ từ này, việc phức tạp nhất là phân biệt được lúc nào dùng が , lúc nào dùng は . Kể cả đối với người Nhật, đây cũng là một vấn đề hóc búa mà ít người có thể có câu trả lời rõ ràng và khúc chiết được. Bài này mình sẽ chia sẻ với bạn trong những trường hợp nào thì: ①  chỉ dùng が mà không dùng は và ngược lại; ②  cùng câu đó nhưng nếu が và は đổi chỗ cho nhau thì ý người nói thay đổi như thế nào; qua 10 câu ví dụ cơ bản sau đây. Đầu tiên, hãy xem xét hai câu ví dụ tiếng Nhật đơn giản nhất dưới đây mà chắc chắn người mới học nào cùng hiểu nghĩa là gì.  1) 田中さん  が  来た。  2) 田中さん  は  来た。  Cả hai câu đều mang nghĩa "Anh Tanaka đến rồi", và đều đúng ngữ pháp. Vậy có bạn nào nhận ra sự khác nhau giữa が và は không?  ... Các bạn suy nghĩ xong chưa? Để mình giải thích nhé: 1) 田中さん  が  来た。 diễn tả một sự thật khách quan là "...