Sau bài viết về sự khác nhau cơ bản của「が」và「は 」 (link nếu bạn nào chưa đọc), lần này mình phân tích sâu hơn về cách dùng của hai trợ từ này trong ngữ pháp tiếng Nhật, đặc biệt là trợ từ は. Nếu như qua bài trước các bạn đã biết hai câu 田中さんが来た và 田中さんは来たkhác nhau thế nào thì qua bài này, bạn sẽ hiểu được vì sao mà nó khác nhau như vậy. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về ngữ pháp cũng như cấu trúc câu của tiếng Nhật. Hơn hết, đối với các bạn học ngành ngôn ngữ hoặc sư phạm tiếng Nhật, đây là một bửu bối có ích cho các bạn khi cần phải giải thích cho học trò của mình về sự khác nhau trong ngữ nghĩa và cách dùng của が và は.
Những gì mình chia sẻ ở đây là những thứ mình học được từ cuốn sách 日本人のための日本語文法入門 (Ngữ pháp tiếng Nhật dành cho người Nhật). Tác giả vừa là nhà nghiên cứu ngôn ngữ vừa là giáo viên dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài nhiều năm, nên ông có cái nhìn sâu sắc về ngữ pháp tiếng Nhật cũng như sự khác nhau giữa tiếng Nhật và các ngôn ngữ khác. Để giữ nguyên tính chính xác và tôn trọng những gì tác giả truyền tải, trong bài viết này mình giữ nguyên những câu ví dụ tiếng Nhật đã được đưa ra trong sách. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì có thể mua sách đọc nguyên bản bằng tiếng Nhật (sách viết cho người Nhật nên yêu cầu trình độ hơi cao, tầm N2~N1).
Đến đây thì các bạn đã hiểu rõ cách dùng của trợ từ は chưa nào? Nó không phải luôn luôn cùng nghĩa với が và là "to be" như trong tiếng Anh đâu nhé. Tất cả các trợ từ khác đều có thể biến thành hoặc đi kèm với は nếu như cụm từ mà nó bổ trợ được đặt làm trung tâm của chủ đề câu chuyện. Thông thường, so với các trợ từ chỉ địa điểm, thời gian, phương hướng thì trợ từ が chỉ chủ thể của hành động thường được đặt làm trung tâm của câu chuyện hơn nên vô tình có sự nhầm lẫn rằng が và は có cách dùng giống nhau. Không chỉ mỗi が mới có sự ưu tiên đặc biệt đó, các trợ từ khác cũng có thể biến thành trung tâm câu chuyện như とは、までは、からは、よりは v.v. Giống như が , nếu đối tượng của hành động biến thành trung tâm chủ đề câu chuyện thì を được thay hẳn thành は chứ không có をは nhé.
Cuối cùng, mình xin mở rộng thêm một chút về khái niệm đâu là "chủ ngữ" trong câu tiếng Nhật. Phân tích một cách chặt chẽ thì thật ra câu tiếng Nhật không có chủ ngữ, nó chỉ có phần "chủ đề" của câu là phần đi kèm với は, phần còn lại sau đó là phần "giải thích" cho chủ đề đó. Nên trong cuốn sách trên thì tác giả gọi cấu trúc câu tiếng Nhật là 主題ー解説 (Chủ đề - giải thuyết) chứ không phải là 主語ー述語 (Chủ ngữ - vị ngữ) như mọi người thường nhầm lẫn. Nếu áp đặt ngữ pháp tiếng Anh cho tiếng Nhật, thì khái niệm "chủ ngữ" chỉ tồn tại khi trong câu đó, chủ thể của hành động được đặt làm trung tâm chủ đề của câu chuyện. Tức là trợ từ が trong phần fact được thay bằng は trong phần mood. Đó chính là trường hợp của câu ví dụ đầu tiên và xuyên suốt hai bài này: 田中さんは来た。 (Mr Tanaka (subject) came.)
Summary
Túm cái váy lại, ngữ pháp tiếng Nhật không rạch ròi chuyện chủ ngữ vị ngữ (động từ) như tiếng Anh mà chủ yếu được chia làm hai phần: fact và mood. Tuỳ theo ý đồ của người nói mà yếu tố nào trong phần fact sẽ được đưa lên làm chủ đề của câu chuyện (và thường được đưa ra đầu câu - cái này giống tiếng Anh). が biến thành は là một trường hợp đặc biệt khi chủ thể hành động được đưa lên làm chủ đề của câu, vậy thôi.
Thế là mình đã xong phần khó nhằn nhất của tiếng Nhật rồi nhé. Các bài sau sẽ đi vào các chủ đề "dễ thở" hơn như: が vs. を, 他動詞 vs. 自動詞, hiểu đúng và dùng đúng thể bị động trong tiếng Nhật, v.v.
Các bạn có thắc mắc gì khó giải đáp nữa thì cứ nhắn tin chia sẻ nhé. Bookmark trang blog này hoặc like trang facebook để cập nhật thêm nhiều bài viết về tiếng Nhật của Taki Nihongo nữa nha. Nếu các bạn thấy blog giúp các bạn thêm kiến thức mới trong việc học tiếng Nhật thì nhớ chia sẻ nó với nhiều bạn khác để mọi người cùng tiến bộ nhé (thêm động lực cho mình viết bài, hihi). Đọc nhiều thì sẽ mở mang kiến thức, học nhiều thì chắc chắn đi thi sẽ dễ đỗ hơn rồi, phải không nào? Gambarou~!!!
Taki Nihongo
Những gì mình chia sẻ ở đây là những thứ mình học được từ cuốn sách 日本人のための日本語文法入門 (Ngữ pháp tiếng Nhật dành cho người Nhật). Tác giả vừa là nhà nghiên cứu ngôn ngữ vừa là giáo viên dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài nhiều năm, nên ông có cái nhìn sâu sắc về ngữ pháp tiếng Nhật cũng như sự khác nhau giữa tiếng Nhật và các ngôn ngữ khác. Để giữ nguyên tính chính xác và tôn trọng những gì tác giả truyền tải, trong bài viết này mình giữ nguyên những câu ví dụ tiếng Nhật đã được đưa ra trong sách. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì có thể mua sách đọc nguyên bản bằng tiếng Nhật (sách viết cho người Nhật nên yêu cầu trình độ hơi cao, tầm N2~N1).
Trước khi đi vào sự khác nhau của が và は, mình sẽ tiết lộ một sự thật về cấu trúc câu tiếng Nhật mà có lẽ ít ai được dạy tại trường tiếng Nhật (mình học và làm việc ở Nhật gần 15 năm mà đến khi đọc cuốn sách này mới biết). Đầu tiên, mời các bạn xem câu ví dụ sau:
きっと今晩、雨が降るに違いない。(きっとこんばん、あめがふるにちがいない)
Dịch: Chắc hẳn là tối nay trời mưa.
Trong câu trên, có hai phần được chia ra màu vàng và màu xanh. Phần màu vàng mô tả một hiện tượng khách quan là "tối này trời mưa", phần màu xanh mô tả dự đoán, tính quả quyết chủ quan của người nói "chắc hẳn là". Đúng vậy, trong câu tiếng Nhật thường có hai phần: phần mô tả các hiện tượng/sự vật/sự việc khách quan gọi là こと (ở đây mình sẽ gọi là "fact"), và phần mô tả ý kiến, cảm xúc chủ quan của người nói gọi là ムード (ở đây mình sẽ gọi là "mood"). Thường trong những đoạn văn đòi hỏi tính khách quan (bài tường thuật thông tin thời sự, bài báo cáo khoa học), phần fact là chủ yếu, ít khi có phần mood. Ngược lại, trong văn nói hàng ngày hoặc trong những bài báo bình luận thì yếu tố chính kiến cá nhân đóng vai trò chính, nên phần mood sẽ nổi trội hơn. Người Nhật thường kết thúc câu bằng 〜と思う、〜だろう、〜じゃないか v.v., đây chính là phần mood diễn tả cảm xúc hoặc ý kiến chủ quan của họ (thường là để nói giảm nói tránh khi không chắc chắn 100%).
Hãy xem các câu ví dụ thường ngày trong văn nói/viết của người Nhật để hiểu rõ hơn cấu trúc fact và mood này nhé.
もう遅いから、彼が来ないと思うよ。 (Muộn vậy rồi tôi nghĩ chắc anh ấy không đến đâu)
もしかしたら、来年結婚するかもしれない。 (Không biết chừng là sang năm tôi kết hôn đấy)
このようにしたほうが良いのではないか。 (Làm như thế này có phải tốt hơn không)
Trợ từ dùng trong phần fact (khách quan)
Các trợ từ sau được dùng để kết nối các yếu tố bổ sung nghĩa cho phần fact:
が : chủ thể của hành động/tính từ/danh từ
を : đối tượng của hành động
に : nơi chốn, thời gian, điểm đến
で : nơi chốn, phương pháp, cách thức, nguyên nhân (lý do)
と : (dùng sau danh từ) "với" [lưu ý と này khác với と思う trong phần mood)
へ: phương hướng (dịch là "về phía"/"đến")
から:điểm bắt đầu, lý do (dịch là "từ", "vì")
より: điểm bắt đầu, so sánh, hoặc là "dựa vào"
まで: điểm đến
の : "của"
や: và v.v. (giống と nhưng hàm ý không giới hạn những thứ đã liệt kê)
List trên đã liệt kê hầu như tất cả các trợ từ thường gặp trong tiếng Nhật (và cũng rất hay được ra thi). Các bạn nhận ra điều gì không? Trợ từ 「は」 không có mặt trong list này. Đó là vì 「は」 chỉ được dùng trong phần mood mà thôi.
Trợ từ dùng trong phần mood (ý kiến, cảm xúc chủ quan của người nói): 「は」.
Đến đây các bạn đã thấy sự khác nhau cơ bản của が và は chưa? Khi dùng が có nghĩa là người nói đang mô tả một hiện tượng/sự vật/sự việc khách quan không liên quan đến cảm xúc của mình, còn khi dùng は có nghĩa là người nói đang đặt cảm xúc và trọng tâm câu chuyện của mình vào đó.
Để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy phân tích ví dụ sau đây:
父親が 台所で カレーライスを 作っている。
(ちちおやが だいどころで かれーらいすを つくっている)
Dịch: Bố đang nấu cà-ri ở bếp.
Câu trên dùng các trợ từ が、で、を để nối các yếu tố gồm chủ thể hành động(父親), đối tượng của hành động(カレーライス), và nơi diễn ra hành động(台所); vì vậy toàn câu đều là "fact".
Bây giờ chúng ta sẽ thêm phần mood vào nhé.
Nếu người nói đặt trọng tâm vào chủ thể của hành động, câu trên sẽ biến thành:
父親は 台所でカレーライスを作っている。
(父親についていえば、台所でカレーライスを作っている)
(Nếu có ai hỏi về bố thì bố đang nấu cà-ri ở bếp/ không phải mẹ mà là bố đang nấu cà-ri dưới bếp)
Nếu người nói đặt trọng tâm vào đối tượng của hành động, câu trên sẽ biến thành:
カレーライスは 父親が台所で作っている。
(カレーライスについていえば、父親が台所で作っている)
(Nếu có ai hỏi về món cà-ri thì món cà-ri đang được bố nấu dưới bếp, còn các món khác thì đã dọn lên bàn)
Nếu người nói đặt trọng tâm vào nơi chốn diễn ra hành động thì câu trên sẽ biến thành:
台所では 父親がカレーライスを作っている。
(台所についていえば、父親がカレーライスを作っている)
(Nếu ai muốn biết việc gì đang xảy ra ở bếp thì rằng ở dưới bếp, bố đang nấu cà-ri)
Những phần chữ in nghiêng trong câu dịch là phần mình thêm vào để miêu tả rõ thêm hàm ý của người nói trong phần mood này. Phần mood khi dùng trợ từ は khó nhận ra hơn làと思う、だろう、かもしれない v.v. nhưng nhiệm vụ trong câu của chúng thì hoàn toàn giống nhau, đó là đều dùng để mô tả ý kiến, cảm xúc chủ quan của người nói.
Tóm lại, trợ từ が dùng trong phần fact diễn tả trạng thái khách quan, trợ từ は dùng trong phần mood diễn tả trạng thái chủ quan của người nói/người viết. Đó là lý do vì sao có sự khác nhau trong hai câu 田中さんが来た và 田中さんは来た . Giờ thì mọi thứ đã quá sức rõ ràng phải không nào?
Khi chuyển một trợ từ từ phần fact sang phần mood, tuỳ theo trợ từ đó mà nó có thể được lược bỏ hoặc vẫn giữ nguyên và thêm は đằng sau. Chúng ta hãy cùng luyện tập với các ví dụ dưới đây nhé.
日曜日(に)は 父親が庭で肉を焼いた。(にちようびは ちちおやが にわで にくを やいた)
Fact: 日曜日に父親が庭で肉を焼いた。
(Bố nướng thịt ở vườn vào ngày chủ nhật)
そのお菓子は 弟が食べた。(そのおかしは おとうとが たべた)
Fact: 弟がそのお菓子を食べた。
(Em trai tôi đã ăn cái bánh đó)
その公園では 子供がたくさん遊んでいた。(そのこうえんでは こどもがたくさん あそんでいた)
Fact: その公園で子供がたくさん遊んでいた。
(Rất nhiều trẻ em chơi ở công viên đó)
その池(に)は 魚がたくさんいる。(そのいけは さかなが たくさんいる)
Fact: その池に魚がたくさんいる。
(Có rất nhiều cá ở cái hồ đó)
私のおじとは 父がいつもけんかしている(わたしのおじとは ちちがいつもけんかしている)
Fact: 私のおじと父がいつもけんかしている。
(Bố tôi rất hay cãi nhau với chú tôi)
空港へは 父親が迎えに行った(くうこうへは ちちおやがむかえにいった)
Fact: 父親が空港へ迎えに行った。
(Bố đi đón ở/về phía sân bay)
太郎よりは 次郎が細い(たろうよりは じろうがほそい)
Fact: 太郎より次郎が細い。
(Jiro gầy hơn Taro)
その水道(から)は 水が出ない(そのすいどうは みずがでない)
Fact: その水道から水が出ない。
(Nước không chảy ra từ cái vòi đó/Cái vòi đó không có nước)
東京までは 新幹線で1時間がかかる(とうきょうまでは しんかんせんで1じかんがかかる)
Fact: 東京まで新幹線で1時間がかかる。
(Từ đây đến Tokyo mất một tiếng đi Shinkansen)
Đến đây thì các bạn đã hiểu rõ cách dùng của trợ từ は chưa nào? Nó không phải luôn luôn cùng nghĩa với が và là "to be" như trong tiếng Anh đâu nhé. Tất cả các trợ từ khác đều có thể biến thành hoặc đi kèm với は nếu như cụm từ mà nó bổ trợ được đặt làm trung tâm của chủ đề câu chuyện. Thông thường, so với các trợ từ chỉ địa điểm, thời gian, phương hướng thì trợ từ が chỉ chủ thể của hành động thường được đặt làm trung tâm của câu chuyện hơn nên vô tình có sự nhầm lẫn rằng が và は có cách dùng giống nhau. Không chỉ mỗi が mới có sự ưu tiên đặc biệt đó, các trợ từ khác cũng có thể biến thành trung tâm câu chuyện như とは、までは、からは、よりは v.v. Giống như が , nếu đối tượng của hành động biến thành trung tâm chủ đề câu chuyện thì を được thay hẳn thành は chứ không có をは nhé.
Cuối cùng, mình xin mở rộng thêm một chút về khái niệm đâu là "chủ ngữ" trong câu tiếng Nhật. Phân tích một cách chặt chẽ thì thật ra câu tiếng Nhật không có chủ ngữ, nó chỉ có phần "chủ đề" của câu là phần đi kèm với は, phần còn lại sau đó là phần "giải thích" cho chủ đề đó. Nên trong cuốn sách trên thì tác giả gọi cấu trúc câu tiếng Nhật là 主題ー解説 (Chủ đề - giải thuyết) chứ không phải là 主語ー述語 (Chủ ngữ - vị ngữ) như mọi người thường nhầm lẫn. Nếu áp đặt ngữ pháp tiếng Anh cho tiếng Nhật, thì khái niệm "chủ ngữ" chỉ tồn tại khi trong câu đó, chủ thể của hành động được đặt làm trung tâm chủ đề của câu chuyện. Tức là trợ từ が trong phần fact được thay bằng は trong phần mood. Đó chính là trường hợp của câu ví dụ đầu tiên và xuyên suốt hai bài này: 田中さんは来た。 (Mr Tanaka (subject) came.)
Summary
Túm cái váy lại, ngữ pháp tiếng Nhật không rạch ròi chuyện chủ ngữ vị ngữ (động từ) như tiếng Anh mà chủ yếu được chia làm hai phần: fact và mood. Tuỳ theo ý đồ của người nói mà yếu tố nào trong phần fact sẽ được đưa lên làm chủ đề của câu chuyện (và thường được đưa ra đầu câu - cái này giống tiếng Anh). が biến thành は là một trường hợp đặc biệt khi chủ thể hành động được đưa lên làm chủ đề của câu, vậy thôi.
Thế là mình đã xong phần khó nhằn nhất của tiếng Nhật rồi nhé. Các bài sau sẽ đi vào các chủ đề "dễ thở" hơn như: が vs. を, 他動詞 vs. 自動詞, hiểu đúng và dùng đúng thể bị động trong tiếng Nhật, v.v.
Các bạn có thắc mắc gì khó giải đáp nữa thì cứ nhắn tin chia sẻ nhé. Bookmark trang blog này hoặc like trang facebook để cập nhật thêm nhiều bài viết về tiếng Nhật của Taki Nihongo nữa nha. Nếu các bạn thấy blog giúp các bạn thêm kiến thức mới trong việc học tiếng Nhật thì nhớ chia sẻ nó với nhiều bạn khác để mọi người cùng tiến bộ nhé (thêm động lực cho mình viết bài, hihi). Đọc nhiều thì sẽ mở mang kiến thức, học nhiều thì chắc chắn đi thi sẽ dễ đỗ hơn rồi, phải không nào? Gambarou~!!!
Taki Nihongo
Comments
Post a Comment
Thắc mắc về tiếng Nhật của bạn là gì?