Skip to main content

Học tiếng Nhật: Các Cấu Trúc Câu Cơ Bản của Tiếng Nhật

Bạn nào mới học tiếng Nhật sẽ thấy cấu trúc câu tiếng Nhật khá là ...kì dị. Bởi vì ngôn ngữ gì mà động từ lại để cuối câu, rồi lại thường nói trống không không có chủ ngữ nữa (với người Việt mình như thế còn là bất lịch sự nữa nhỉ). Thế nhưng học lâu rồi lại thấy ... quen dần với cấu trúc câu đó, bởi vì cũng quen dần với cách nói chuyện và văn hoá của người Nhật. Lần này mình sẽ mổ xẻ sâu hơn về cấu trúc câu tiếng Nhật. Nắm được các cấu trúc và quy tắc cơ bản này bạn sẽ có thể dễ dàng đặt câu mà không lo sai ngữ pháp. Bài này đặc biệt dành cho các bạn đang mới học tiếng Nhật trình độ N5 ~ N4 nhé.

Trước khi vào chủ đề chính, cho mình lượn lờ vài dòng về văn hoá của người Nhật (đánh giá chủ quan thôi, don't be serious!).

Vì sao trong câu tiếng Nhật, động từ lại đứng cuối câu? 

Đó là vì tính người Nhật khá là ... nhu nhược (haha, vơ đũa cả nắm thôi, nhìn từ quan điểm ảnh hưởng của văn hoá lên ngôn ngữ). Đặt động từ cuối câu cho phép người Nhật có thể vừa nói vừa nhìn mặt đối phương nhằm điều chỉnh ý kiến của mình cho phù hợp để không gây xích mích với người xung quanh. Đây là văn hoá  調和  (ちょうわ - Điều hoà), đặt Hoà Khí của tập thể lên trên ý kiến của từng cá nhân. 
Mình hay nói đùa về khả năng bẻ lái của người Nhật như sau. Khi nói đến giữa chừng と思って(tôi nghĩ ...) mà thấy có người sắp phản đối là sửa thành と思ってなく(tôi không nghĩ ...) rồi thấy người khác có vẻ sắp không đồng ý thì lại sửa thành と思ってなくもない (không phải là tôi không nghĩ vậy). Bởi vậy nói chuyện với người Nhật phải nghe đến hết cuối câu, suy nghĩ 3 giây mới biết họ đồng tình hay phản đối.

Thật ra ngoài động từ, đứng cuối câu tiếng Nhật còn có thể là tính từdanh từ nữa. Hãy xem các ví dụ sau đại diện cho những cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Nhật.

母がキッチンで料理を作っている。(ははが キッチンで りょうりを つくっている)
 (Mẹ đang nấu cơm ở bếp)
=> Động từ đứng cuối câu.

この景色がとても美しい。(このけしきが とても うつくしい)
 (Khung cảnh này đẹp quá)
=> Tính từ "i" đứng cuối câu.

渋谷駅はいつも賑やかだ。(しぶやえきは いつも にぎやかだ)
 (Ga Shibuya lúc nào cũng nhộn nhịp)
=> Tính từ "na" đứng cuối câu.

 あの人が犯人だ。(あのひとが はんにんだ)
 (Người ấy là tội phạm)
=> Danh từ đứng cuối câu.

Cách phân biệt tính từ "i" và tính từ "na" thì rất đơn giản, tính từ "i" thường kết thúc bằng い như 美しい(うつくしい - đẹp), おいしい (ngon), 楽しい(たのしい  - vui), etc. Trừ một số trường hợp ngoại lệ rất hiếm như きらい (ghét) , きれい (đẹp), v.v. tuy kết thúc bằng い  nhưng là tính từ  "na". Để dễ nhớ thì mình có bí kíp cho các bạn là tính từ nào mà ghi romaji có hai chứ ii đi kèm thì thường là tính từ "i" nhé. Vì sao phải phân biệt tính từ "i" và tính từ "na"? Vì cách chuyển thể phủ định và quá khứ cho hai loại tính từ này khác nhau (xem cụ thể phần dưới).

Nếu xem bốn câu ví dụ trên thì nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng tính từ "na" có cấu trúc câu giống danh từ hơn là tính từ "i" (tuy cùng xếp là tính từ), vì đều kết thúc bằng だ(である). Điều đó đúng! (các bạn tinh ý quá nè.) Bởi vậy, khi học lên rồi thì mình thấy việc phân biệt tính từ "na" và danh từ lại khó hơn việc phân biệt tính từ "na" và tính từ "i". Cách để phân biệt tính từ "na" và danh từ là khi bạn đặt nó trước một danh từ khác, tính từ "na" thì thêm な còn danh từ thì thêm の. Ví dụ: 
⭕️にぎやか 駅  ❌にぎやかの駅
⭕️犯人人   ❌犯人な人

Muốn chuyển câu ở trạng thái cơ bản thành các dạng phủ định/quá khứ/quá khứ phủ định của các câu trên thì đơn giản chỉ cần đổi thể của các động từ/tính từ/danh từ đứng cuối câu.

1. Đối với động từ thì tuy theo nhóm động từ quy tắc hay bất quy tắc mà dạng phủ định và quá khứ sẽ thay đổi theo.

Động từ quy tắc nhóm 1: theo thứ tự nguyên mẫu/phủ định/quá khứ/quá khứ phủ định/tiếp diễn/quá khứ tiếp diễn
書く・書かない・書いた・書かなかった・書いている・書いていた
読む・読まない・読んだ・読まなかった ・読んでいる・読んでいた

Động từ quy tắc nhóm 2: theo thứ tự nguyên mẫu/phủ định/quá khứ/quá khứ phủ định/tiếp diễn/quá khứ tiếp diễn
見る・見ない・見た・見なかった・見ている・見ていた
食べる・食べない・食べた・食べなかった・食べている・食べていた

 Động từ bất quy tắc: theo thứ tự nguyên mẫu/phủ định/quá khứ/quá khứ phủ định/tiếp diễn/quá khứ tiếp diễn
来る・こない・きた・こなかった・きている・きていた
する・しない・した・しなかった・している・していた

2. Đối với tính từ "i" thì bỏ い thêm くない cho phủ định, bỏ い thêm かった cho quá khứ, bỏ い  thêm くなかった cho quá khứ phủ định.

 Ví dụ: 
うつくし・うつくしくない・うつくしかった・うつくしくなかった
おいし・おいしくない・おいしかった・おいしくなかった

 3. Đối với tính từ "na" thì đơn giản hơn, phủ định thì thêm ではない, quá khứ thì thêm だった( hoặc であった) , phủ định quá khứ thì thêm ではなかった.

Ví dụ:
にぎやか・にぎやかではない・にぎやかだった・にぎやかではなかった
きれい・きれいではない・きれいだった・きれいではなかった

4. Đối với danh từ thì phủ định, quá khứ, quá khứ phủ định giống như tính từ "na" ở mục 3 nhé.

Ví dụ:
犯人・犯人ではない・犯人だった・犯人ではなかった
ベトナム人・ベトナム人ではない・ベトナム人だった・ベトナム人ではなかった

Sau khi đã quán triệt 4 cấu trúc câu cơ bản trên (câu kết thúc bằng động từ/tính từ "i"/tính từ "na"/danh từ) thì đầu tiên, các bạn hãy nhớ nằm lòng 10 mẫu câu thông dụng của tiếng Nhật sau. Dựa trên các mẫu câu cơ bản này, sau này các bạn chỉ việc ứng dụng thay động từ/tính từ/danh từ mới vào cấu trúc câu cũ là không lo sai nhé.

Nguồn: Sách "Ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản dành cho người Nhật" (xem ở bài viết trước về が/は mình có đề cập)

Mình giảng giải thêm cho các bạn hiểu rõ cách dùng của 10 mẫu câu này nhé.

(1) Cấu trúc câu: Chủ thể が  + Động từ không kèm trợ từ(降る、光る、咲く、乾く ...)

Ví dụ: 
雨が降る(あめが ふる) (Trời mưa)
太陽が光る(たいようが ひかる) (Mặt trời chiếu sáng)
花が咲く(はなが さく) (Hoa nở)
洗濯物が乾く(せんたくものが かわく) (Áo quần giặt (đã) khô)

Mẫu câu này giống Subject + intransitive Verb trong tiếng Anh. Các động từ thường chỉ trạng thái tự nhiên chứ không phải tác động/hành động của con người hay ngoại cảnh, vậy nên nó không cần object đi kèm câu vẫn hoàn chỉnh và đủ nghĩa.

(2) Cấu trúc câu: Chủ thể が +  Đối tượng đi kèm + Động từ(切る、食べる、見る、む...)

Ví dụ:
私がりんご切る(わたしは りんごを きる) (Tôi cắt táo)
母がごはん食べる(ははが ごはんを たべる) (Mẹ ăn cơm)
弟がテレビ見る(おとうとが テレビを みる) (Em trai tôi xem tivi)
子供がジュース飲む(こどもが ジュースを のむ) (Bọn trẻ con uống juice)

Mẫu câu này giống Subject transitive Verb + Object trong tiếng Anh. Các động từ đa số chỉ hành động của con người, cho nên cần trợ từ đi kèm để thể hiện đối tượng của hành động: cắt táo/ăn cơm/xem tivi/uống juice... Nếu không có object đi kèm, câu sẽ không hoàn chỉnh và rất tối nghĩa.


(3) Cấu trúc câu: Chủ thể が  + Đối tượng đi kèm   + Động từ(反対する、かみつく、付く...) 

Ví dụ:
親がわたしの結婚反対する(おやが わたしのけっこんに はんたいする) 
(Bố mẹ phản đối việc kết hôn của tôi)

彼が相手の無礼な態度かみついた(かれが あいての むれいな たいどに かみついた)
 (Anh ấy nổi đoá với thái độ hỗn láo của đối phương)
 Từ mới: 相手(あいて): đối phương (danh từ), 無礼(むれい) : hỗn láo, vô lễ (tính từ "na")

母が父の後付いていく(ははが ちちのあとに ついていく)
 ( Mẹ đi theo sau bố)
* Động từ 付く(つく)được dùng với rất nhiều nghĩa khác nhau. Phổ biến là thể ⚪️⚪️について là dạng て của động từ này. Nhớ luôn cả cụm 〜について thì sẽ khắc cốt ghi tâm 付く luôn đi với に. Một dạng khác biến thể của 付くlà 気づく(= 気がつく). Cấu trúc cũng là 〜が 〜に気づく.
Ví dụ: 
彼が彼女の変な態度気づいた。(かれが かのじょの へんな たいどに きづいた)
 (Anh ấy đã nhận thấy thái độ bất thường của cô ấy).
Từ vựng: 変(へん) : Kanji là "Biến", nghĩa là "bất thường", "khác thường" (tính từ) (không phải "phi thường" nhé, thường dùng với ý negative hơn)

(4) Cấu trúc câu: Chủ thể が  + Đối tượng + Động từ(結婚する、戦う、別れる ...)

Ví dụ:
彼が大学からつきあった彼女結婚する(かれが だいがくから つきあった かのじょと けっこんする)
 (Anh ấy kết hôn với bạn gái từ lúc đại học)

ベトナムが長年アメリカ戦った(ベトナムが ながねん アメリカと たたかった)
 (Việt Nam đã chiến đấu dài năm với Mỹ)

姉が彼氏別れた(あねが かれしと わかれた)
 (Chị gái tôi đã chia tay với bạn trai)

(5) Cấu trúc câu: Chủ thể が  + Đối tượng 1 đi kèm に + Đối tượng 2 đi kèm を + Động từ(紹介する、教える、与える ...)

Kiểu câu này khá phức tạp hơn các mẫu câu trên, nhưng rất thông dụng. Các bạn nhớ công thức rồi thì sẽ dễ ghép câu hơn.

Ví dụ:
彼女が親彼氏紹介した(かのじょが おやに かれしを しょうかいした)
 (Cô ấy đã giới thiệu bạn trai với bố mẹ)

田中さんが私日本語教えた(たなかさんが わたしに にほんごを おしえた)
 (Anh Tanaka đã dạy tiếng Nhật cho tôi)

子供が犬ごはん与えた(こどもが いぬに ごはんを あたえる)
(Bọn trẻ con đã cho con chó (ăn) cơm)

(6) Cấu trúc câu: Chủ thể が + Tính từ "i"(なつかしい、正しい、美しい ...)

Cấu trúc câu đơn giản nhất quả đất luôn. Cứ hai bên mà ghép lại thôi.

Ví dụ:
この曲がとてもなつかしい(このきょくが とても なつかしい)
 (Bài hát này thân thương quá (gợi nhớ về kỉ niệm trong quá khứ))

そのやり方が一番正しい(そのやりかたが いちばん ただしい)
 (Cách làm đó là chuẩn/đúng nhất)

色々な花の中、さくらが一番美しい(いろいろなはなのなか、さくらが いちばん うつくしい)
 (Trong nhiều loại hoa thì hoa anh đào đẹp nhất)

(7) Cấu trúc câu: Chủ thể が + Đối tượng + Tính từ "i"(詳しい、疎い、乏しい...)

Ví dụ:
父親歴史とても詳しい(ちちおやが れきしに くわしい)
 (Bố rất thông tường về lịch sử)

多くの人政治疎い(おおくのひとが せいじに うとい)
 (Rất nhiều người ngờ nghệch về chính trị)
 Từ vựng: 疎い(うとい) = trái nghĩa với 詳しい (くわしい)

この計画書創造性乏しい(このけいかくしょが そうぞうせいに とぼしい)
 (Bản kế hoạch này thiếu tính sáng tạo)
Từ vựng: 乏しい(とぼしい) = thiếu, ít 


(8) Cấu trúc câu: Chủ thể が + tính từ "na" + だ(である)

 Cấu trúc câu dễ nhất quả đất tập 2 (sau cấu trúc câu số 6)

Ví dụ:
あの公園がいつも賑やかだ(あのこうえんが いつも にぎやかだ)
 (Công viên kia lúc nào cũng nhộn nhịp)

この図書館がとても静かだ(としょかんが しずかだ)
 (Thư viện này rất im ắng)

この 色合いがとても鮮やかだ(このいろあいが とても あざやかだ)
 (Cách phối màu này rất tươi trẻ)

(9) Cấu trúc câu: Chủ thể が + Đối tượng + Tính từ "na" + だ

Ví dụ:
息子勉強熱心だ(むすこが べんきょうに ねっしんだ)
 (Con trai tôi rất chăm học)

このドレスぴったりだ(このドレスが わたしに ぴったりだ)
 (Cái đầm này rất vừa với tôi)

努力成功不可欠だ(そりょくが せいこうに ふかけつだ)
 (Nỗ lực là yếu tố không thể thiếu của thành công)

(10) Cấu trúc câu: Chủ thể が + danh từ + だ

 Cấu trúc câu dễ nhất quả đất tập 3.

Ví dụ:
その人が犯人だ(そのひとが はんにんだ)
 (Người đó là thủ phạm)

 彼女の夫が弁護士だ(かのじょの おっとが べんごしだ)
 (Chồng của bà ấy là luật sư)

田中さんが学生だ(たなかさんが がくせいだ)
 (Anh Tanaka là sinh viên)

Phù, xong 4 cấu trúc câu cơ bản và 10 mẫu câu thông dụng trong tiếng Nhật rồi nhé.
Các bạn cứ học dựa theo 10 mẫu câu này thì tha hồ ghép từ tạo câu. Đầu tiên khi học một động từ/danh từ/tính từ mới nào, hãy thử tìm hiểu xem nó thuộc dạng nào trong 10 dạng trên và ghi nhớ mẫu câu đi kèm. 

Qua 10 mẫu câu và mấy chục ví dụ trên đây, chắc hẳn nhiều bạn không những học thêm được mẫu câu mới mà còn biết bao từ vựng phải không? Một công đôi việc đấy. Nếu có thắc mắc thì để lại tin nhắn nhé. Cấp tốc luyện thi, nhanh chóng về đích nào!

P/s: Mục tiêu năm nay của bạn là chinh phục N mấy? Xem bài viết "Bí kíp học tiếng Nhật nhanh lên" mình đã chia sẻ nhé.

Taki Nihongo

Comments

Popular posts from this blog

Học tiếng Nhật: Giải quyết rắc rối trợ từ「が」 hay 「は」? Khác nhau thế nào?

Vấn đề ngữ pháp mà người nước ngoài học tiếng Nhật thường dễ sai nhất là cách dùng các trợ từ が、は、を、に、で  v.v. Và trong các trợ từ này, việc phức tạp nhất là phân biệt được lúc nào dùng が , lúc nào dùng は . Kể cả đối với người Nhật, đây cũng là một vấn đề hóc búa mà ít người có thể có câu trả lời rõ ràng và khúc chiết được. Bài này mình sẽ chia sẻ với bạn trong những trường hợp nào thì: ①  chỉ dùng が mà không dùng は và ngược lại; ②  cùng câu đó nhưng nếu が và は đổi chỗ cho nhau thì ý người nói thay đổi như thế nào; qua 10 câu ví dụ cơ bản sau đây. Đầu tiên, hãy xem xét hai câu ví dụ tiếng Nhật đơn giản nhất dưới đây mà chắc chắn người mới học nào cùng hiểu nghĩa là gì.  1) 田中さん  が  来た。  2) 田中さん  は  来た。  Cả hai câu đều mang nghĩa "Anh Tanaka đến rồi", và đều đúng ngữ pháp. Vậy có bạn nào nhận ra sự khác nhau giữa が và は không?  ... Các bạn suy nghĩ xong chưa? Để mình giải thích nhé: 1) 田中さん  が  来た。 diễn tả một sự thật khách quan là "...

Học tiếng Nhật: Vì sao tôi bắt đầu? và Vì sao tôi tiếp tục?

Hôm nay mình sẽ kể một câu chuyện, đệm giữa những bài ngữ pháp tiếng Nhật khô khan, để bơm thêm nhuệ khí và nâng cao tinh thần cho các bạn đang trên hành trình chinh phục tiếng Nhật nhé. Đây là câu chuyện về chính bản thân mình. Mình sinh ra trong một gia đình không có thể gọi là "khá giả" ở một thành phố nhỏ miền trung Việt Nam. Mình không cho rằng gia đình mình thuộc diện "nghèo" (vì mình biết rất nhiều gia đình còn khó khăn hơn), dù rằng hằng năm mẹ mình đều viết đơn nộp Uỷ ban Phường để xin vay các khoản tiền nho nhỏ với lãi suất thấp, chỉ để trang trải tiền sinh hoạt và trả nợ lay lắt qua ngày. Đúng vậy, ngay trước khi mình đi Nhật, bố mình làm ăn thất bại để lại cho gia đình một khoản nợ không biết bao giờ và làm thế nào trả hết. Bực mình hơn cả, là sau thất bại đó, ông mất niềm tin vào cuộc đời, cả niềm tin vào chính mình... Ông từ bỏ trách nhiệm là trụ cột kinh tế gia đình dù rằng từ trước đến giờ bố là người đi làm duy nhất kiếm tiền cho mẹ ở nhà nuôi ...