Skip to main content

Học tiếng Nhật: Giải quyết rắc rối trợ từ「が」 hay 「は」? Khác nhau thế nào?

Vấn đề ngữ pháp mà người nước ngoài học tiếng Nhật thường dễ sai nhất là cách dùng các trợ từ が、は、を、に、で  v.v. Và trong các trợ từ này, việc phức tạp nhất là phân biệt được lúc nào dùng が , lúc nào dùng は . Kể cả đối với người Nhật, đây cũng là một vấn đề hóc búa mà ít người có thể có câu trả lời rõ ràng và khúc chiết được.



Bài này mình sẽ chia sẻ với bạn trong những trường hợp nào thì:
①  chỉ dùng が mà không dùng は và ngược lại;
②  cùng câu đó nhưng nếu が và は đổi chỗ cho nhau thì ý người nói thay đổi như thế nào;
qua 10 câu ví dụ cơ bản sau đây.

Đầu tiên, hãy xem xét hai câu ví dụ tiếng Nhật đơn giản nhất dưới đây mà chắc chắn người mới học nào cùng hiểu nghĩa là gì. 

1) 田中さん  来た。 
2) 田中さん  来た。 

Cả hai câu đều mang nghĩa "Anh Tanaka đến rồi", và đều đúng ngữ pháp. Vậy có bạn nào nhận ra sự khác nhau giữa が và は không? 
...
Các bạn suy nghĩ xong chưa? Để mình giải thích nhé:

1) 田中さん  来た。 diễn tả một sự thật khách quan là "anh Tanaka đã đến", không liên quan gì đến cảm xúc của người nói.

2) 田中さん  来た。 hàm ý là nếu có ai đang hỏi về anh Tanaka đến hay chưa thì rằng là anh ấy đến rồi, hoặc cũng có thể hàm ý rằng những người khác thì chưa/không đến nhưng riêng anh Tanaka thì đến rồi. (tức cảm xúc của người nói rất chú trọng vào anh Tanaka)

Các bạn thấy tiếng Nhật có thật là tinh tế và sâu sắc không? :D Để nhận ra sự khác nhau tinh tế đó cần một quá trình tiếp xúc với tiếng Nhật lâu dài, hoặc nhanh và dễ hơn là có người chỉ ra và giải thích cho bạn sự khác nhau đó (như mình nè). Các bạn đọc bài này biết được sự khác nhau rồi thì hãy chia sẻ nó với đứa bạn cùng học tiếng Nhật xem thử bạn của bạn có biết không nhé.

Tiếp theo mình sẽ liệt kê những trường hợp mà chỉ có thể dùng một loại trợ từ thôi, không có sự lựa chọn khác. Đây là trường hợp đơn giản và rạch ròi trắng đen nhất, cho nên rất dễ cho người học và cũng ...dễ cho người ra đề thi. Vậy các bạn nên chú ý nhớ để không sai trong những câu điền vào chỗ trống của N4 và N3 nhé.

Trong những câu hỏi いつ/どこ/いくら/どれ/どの⚪️⚪️いい(大丈夫 )ですか?thì bắt buộc phải dùng , tuyệt đối không được dùng は.

Ví dụ như sau:

3) 来週、お家に遊びに行きたいです。いつ / どの日  大丈夫ですか?(không dùng は)
 (Tuần sau tôi muốn đến nhà bạn chơi. Hôm nào thì được ạ?)

4) 赤いのと青いのありますが、どれ  いいですか?(không dùng は)
 (Có màu đỏ và màu xanh, bạn muốn lấy cái nào?)

Đây là lỗi ngữ pháp đầu tiên khi mình nói chuyện với mẹ nuôi người Nhật (mấy bà già ở Nhật thường nhận sinh viên nước ngoài làm con nuôi cho đỡ buồn), mình muốn hỏi hôm nào đến chơi thì được. Hồi đó mới học tiếng Nhật, cứ sau chủ ngữ là mình dùng は hết, bà mẹ nuôi nghe mình hỏi いついいですか? thì chỉnh ngay và luôn (có tâm ghê), thế là mình nhớ mãi không bao giờ quên.

Các bạn để ý sẽ thấy câu ví dụ số 4) có hai trợ từ が . Ở trên mình chỉ đề cập đến が thứ hai, thế còn が thứ nhất thì thế nào? Nếu thay nó bằng は thì có sai không, nếu không sai thì câu thay đổi nghĩa thế nào?

5) 赤いのと青いの  ありますが、どれがいいですか?
 (Màu đỏ và màu xanh có sẵn đấy, bạn muốn lấy cái nào?)

Câu trên không sai về mặt ngữ pháp, nhưng khác với câu 4) ở chỗ nó sẽ được đặt trong bối cảnh là người đối diện có thể đã hỏi trước rằng có màu đỏ và màu xanh không, và người nói trả lời là có. Hội thoại đầy đủ có thể như sau:

洋服のお店の中 (trong cửa hàng bán quần áo):
Bối cảnh dùng câu 4)
そのドレスを買いたいです。どの色ありますか。(Mình muốn mua cái váy đó. Nó có những màu nào ạ?)
赤いのと青いのありますが、どれいいですか?(Có màu đỏ và màu xanh, bạn muốn lấy cái nào?)

Bối cảnh dùng câu 5)
そのドレスを買いたいです。赤か青が欲しいですが、ありますか?(Mình muốn mua cái váy đó. Nó có màu đỏ hoặc xanh không ạ?)
赤いのと青いのありますよ。どれがいいですか?(Màu đỏ và màu xanh có đấy, bạn muốn lấy cái nào?)

Đến đây thì chắc hẳn một vài bạn cũng nhận ra một sự khác nhau nữa của が và は là:

が dùng cho sự vật/việc/đối tượng mới xuất hiện lần đầu (người nghe chưa biết đến)は dùng cho sự vật/việc/đối tượng đã xuất hiện trong những câu trước, hoặc là đối tượng mà cả người nói và người nghe đều đã biết đến.

Cái này nếu liên tưởng đến ngữ pháp tiếng Anh thì sẽ dễ hiểu và dễ nhớ hơn:
が  = a/an
は  = the

Ví dụ:
6) 授業中でも、私のとなりの人ずっと寝ていました。その人勉強が好きではないようです。
(Tuy trong giờ học nhưng người ngồi cạnh tôi cứ ngủ suốt. Anh ấy có vẻ không thích học cho lắm)

私のとなりの人 (người ngồi cạnh tôi) là lần đầu tiên xuất hiện trong câu và người nghe có thể không hề biết đến sự tồn tại của người này cho đến khi người nói đề cập đến, nên đây là thông tin mới.
その人 (Anh ấy): giờ thì người nghe đã biết người nói muốn nói đến người ngồi cạnh mình (người ngủ suốt trong giờ học), tức trường hợp này là chủ thể xác định, nên có thể dùng は .

Tiếp theo chúng ta sẽ phân tích trường hợp câu phức tạp hơn gồm cả hai trợ từ が và は cùng một lúc.


 7) わたし りんご 好きです。 (Tôi thích táo)
 8) ぞう 鼻(はな) 長いです。(Con voi có cái mũi rất dài)

Đây là hai câu tiếng Nhật điển hình minh chứng cho việc khó mà lý giải ngữ pháp tiếng Nhật theo logic đơn giản của tiếng Anh là Subject + Verb. Để phân tích đâu là chủ ngữ trong hai câu trên thì rất phức tạp (mình sẽ viết bài sau về vấn đề đó), đơn giản và hiệu quả nhất là tạm thời các bạn chỉ cần học thuộc nằm lòng cấu trúc hai câu này để ứng dụng là được. Nếu đổi chỗ が và は, hoặc chỉ dùng mỗi が  hoặc は thì hai câu ví dụ 7) và 8) sẽ rất tối nghĩa hoặc không tự nhiên. 

❌  7) わたし りんご 好きです。 <= mình chưa bao giờ nghe người Nhật nói thế cả.
❌  7) わたし りんご 好きです。 <= tối nghĩa vì hai が liên tục.
❌  7) わたし りんご 好きです。 <= quá nhấn mạnh, không tự nhiên. Có thể dùng trong trường hợp sau:  
⭕️ (わたしは) りんご 好きですが、みかん 好きではありません。

Tương tự như trên, ba câu dưới đây cũng rất ít khi được dùng.
❌ 8) ぞうが 鼻は 長いです。
❌ 8) ぞうが 鼻が 長いです。
❌ 8) ぞうは 鼻は 長いです。

Các bạn học thuộc hai mẫu câu 7) và 8) rồi thì khi gặp những câu ứng dụng dưới đây sẽ biết ngay là chỗ nào が và chỗ nào は .

7-1) あなた 日本語 わかりますか。 (Anh có biết tiếng Nhật không?)
8-1) 日本人 目 細いです。 (Người Nhật thì mắt híp - ví dụ hơi đắc tội với người Nhật tẹo)

Thêm một câu hỏi mà mình hay nhận được là: vậy thì đối với đại từ nhân xưng "tôi" 私(わたし)thì lúc nào cũng nên dùng は à? 

Vì khi nói "tôi" thì rõ ràng người nghe đã biết đó là "tôi" rồi, tiếng Anh là "I am" chứ làm gì có "a/an" hay "the" gì ở đây. Mà thường thấy 私は  cũng tự nhiên trôi chảy hơn 私が . Lúc mới học tiếng Nhật mình cũng nghĩ vậy, nên lúc nào cũng mở đầu câu bằng 私は, thế là một hôm được một bạn Nhật góp ý là 自己主張が強いね (Cái TÔI của em cao quá) dù rằng mình không hề có ý như thế (chỉ vì chưa quen cách tiếng Nhật nói không có chủ nghữ nên lúc nào cũng phải thêm 私は vào)

Ôi, mình lại đi hơi xa quá rồi, trở lại với câu hỏi trên, câu trả lời của mình là: đại đa số dùng は sau 私(わたし) nếu 私  = I ("tôi" trong tiếng Anh) là không vấn đề gì, nếu bạn muốn diễn tả một điều gì đó mà bạn là chủ thể, trung tâm của hành động hay câu chuyện. Riêng những trường hợp như sau đây thì lưu ý:

9) 私学校に行かないこと  ばれました。 Việc tôi không đi học đã bị lộ (tức bố mẹ biết)
Trong trường hợp này không thể nói 私学校に行かないことがばれました  vì "tôi" không phải là chủ đề của câu chuyện, mà việc "tôi không đi học" mới là chủ đề.

Ví dụ cuối cùng. Vậy nếu thay từ が thứ hai trong câu 9) thành は thì như thế nào.

10) 私学校に行かないこと  ばれました。 (Việc tôi không đi học đã bị lộ rồi)

Câu này vẫn đúng ngữ pháp, tuy nghĩa có hơi khác câu 9) một chút (chỉ một chút thôi). Đọc hết cả bài phân tích của mình ở trên, giờ chắc đã có vài bạn có thể đoán ra sự khác nhau giữa câu 9) và 10) rồi nhỉ.

Ở câu 9) thì việc "tôi không đi học" nếu người nói chưa đề cập đến thì người nghe vẫn chưa biết, nên thông tin đó là mới và xuất hiện lần đầu. Cảm nhận của người nghe có thể là: ôi té ra anh không đi học à (tôi đã không biết điều đó).
Trong khi đó ở câu 10) việc "tôi không đi học" là thông tin chung mà cả người nghe đều đã biết (ví dụ như bạn cùng lớp chẳng hạn), người nghe chỉ không biết là nó đã bị lộ hay chưa, thì người nói xác nhận rằng việc "tôi không đi học" đã bị lộ (bị bố mẹ phát giác). Cảm nhận của người nghe có thể là: cuối cùng thì việc cúp học của anh cũng đã bị bố mẹ biết.

Phù, xong. Điểm lại 10 ví dụ nhé. Các bạn đã hiểu được sự khác nhau và vì sao dùng が hay は ở đây chưa?

1) 田中さん来た。
2) 田中さん来た。
3) 来週、お家に遊びに行きたいです。いつ大丈夫ですか?
4) 赤いのと青いのがありますが、どれいいですか?
5) 赤いのと青いのありますよ。どれがいいですか?
6) 授業中でも、私のとなりの人ずっと寝ていました。その人勉強が好きではないようです。
7) わたしりんご好きです。
8)  ぞう鼻(はな)長いです。
9) 私学校に行かないことばれました。
10) 私学校に行かないことばれました。

Qua 10 ví dụ trên mình đã chia sẻ với các bạn những khác nhau cơ bản trong cách sử dụng が và は. Nói là cơ bản vì câu chuyện của が và は là câu chuyện muôn thuở như "a/an" và "the" trong tiếng Anh, không có một lý giải hay phân định rạch ròi cái nào đúng cái nào sai. Nhưng khi bạn đã quen nhiều với tiếng Nhật, dần dần bạn sẽ nhận ra được sự khác nhau tinh tế (nuance) giữa cách dùng của hai từ này để có thể biết lúc nào thì dùng trợ từ gì nhằm diễn đạt chính xác ý mình muốn nói hơn. Mình sẽ chia sẻ câu chuyện tập 2 của が và は cho những bạn đã học tiếng Nhật kha khá và muốn hiểu rõ hơn về ngữ pháp cũng như ảnh hưởng của văn hoá Nhật bản lên thứ ngôn ngữ này (đặc biệt rất hữu ích cho các bạn học chuyên ngành sư phạm tiếng Nhật). Nhớ like trang facebook hoặc bookmark trang blog này để cập nhật những bài ngữ pháp tiếng Nhật tiếp nhé.

Bạn nào còn thắc mắc gì về が và は nữa thì để lại tin nhắn (comment dưới bài hoặc gửii form Contact me ở phía đầu trang nhé). Hiểu rõ hiểu sâu thì đảm bảo sẽ không mắc lỗi khi làm bài thi, cũng như khi nói và viết tiếng Nhật. Dần dà còn có thể phân tích sự khác nhau rạch ròi giữa が và は  cho người Nhật nữa đấy (họ chỉ cảm nhận được sự khác nhau chứ ít người giải thích được rõ lắm).

Cố lên nhé.

Taki Nihongo

Comments

Popular posts from this blog

Học tiếng Nhật: Các Cấu Trúc Câu Cơ Bản của Tiếng Nhật

Bạn nào mới học tiếng Nhật sẽ thấy cấu trúc câu tiếng Nhật khá là ...kì dị. Bởi vì ngôn ngữ gì mà động từ lại để cuối câu, rồi lại thường nói trống không không có chủ ngữ nữa (với người Việt mình như thế còn là bất lịch sự nữa nhỉ). Thế nhưng học lâu rồi lại thấy ... quen dần với cấu trúc câu đó, bởi vì cũng quen dần với cách nói chuyện và văn hoá của người Nhật. Lần này mình sẽ mổ xẻ sâu hơn về cấu trúc câu tiếng Nhật. Nắm được các cấu trúc và quy tắc cơ bản này bạn sẽ có thể dễ dàng đặt câu mà không lo sai ngữ pháp. Bài này đặc biệt dành cho các bạn đang mới học tiếng Nhật trình độ N5 ~ N4 nhé. Trước khi vào chủ đề chính, cho mình lượn lờ vài dòng về văn hoá của người Nhật (đánh giá chủ quan thôi, don't be serious!). Vì sao trong câu tiếng Nhật, động từ lại đứng cuối câu?  Đó là vì tính người Nhật khá là ... nhu nhược (haha, vơ đũa cả nắm thôi, nhìn từ quan điểm ảnh hưởng của văn hoá lên ngôn ngữ). Đặt động từ cuối câu cho phép người Nhật có thể vừa nói vừa nhìn mặt đối phươ...

Học tiếng Nhật: Vì sao tôi bắt đầu? và Vì sao tôi tiếp tục?

Hôm nay mình sẽ kể một câu chuyện, đệm giữa những bài ngữ pháp tiếng Nhật khô khan, để bơm thêm nhuệ khí và nâng cao tinh thần cho các bạn đang trên hành trình chinh phục tiếng Nhật nhé. Đây là câu chuyện về chính bản thân mình. Mình sinh ra trong một gia đình không có thể gọi là "khá giả" ở một thành phố nhỏ miền trung Việt Nam. Mình không cho rằng gia đình mình thuộc diện "nghèo" (vì mình biết rất nhiều gia đình còn khó khăn hơn), dù rằng hằng năm mẹ mình đều viết đơn nộp Uỷ ban Phường để xin vay các khoản tiền nho nhỏ với lãi suất thấp, chỉ để trang trải tiền sinh hoạt và trả nợ lay lắt qua ngày. Đúng vậy, ngay trước khi mình đi Nhật, bố mình làm ăn thất bại để lại cho gia đình một khoản nợ không biết bao giờ và làm thế nào trả hết. Bực mình hơn cả, là sau thất bại đó, ông mất niềm tin vào cuộc đời, cả niềm tin vào chính mình... Ông từ bỏ trách nhiệm là trụ cột kinh tế gia đình dù rằng từ trước đến giờ bố là người đi làm duy nhất kiếm tiền cho mẹ ở nhà nuôi ...