Skip to main content

Link tải đề thi JLPT - từ N5 đến N1



Trên trang web chính thức của JLPT, có đường link để tải các đề thi trong quá khứ từ trình N5 đến N1, bao gồm cả phần đọc hiểu và phần nghe. Trên trang này còn có cả đáp án và script của bài nghe, gồm đủ tất cả cho các bạn tự làm và đối chiếu kết quả. Bạn nào chưa biết thì vào đây tải đề về luyện nhé.

Đây là đường link đề năm 2012 và 2018. Các bạn kích vào nó sẽ hiện ra một list các file PDF như sau đề tải về nhé. Phía dưới các file PDF là các file audio cho phần thi nghe.




Các bạn làm thử đề, nếu có thắc mắc về phần gì (tại sao lại chọn đáp án này v.v.) thì cứ để lại comment ở dưới nhé. Một bí kíp nhỏ giúp các bạn đang tự học là lên lịch sẵn cho thời gian học. Nghe thì đơn giản nhưng hiệu quả phết đấy. Ví dụ như các bạn xác định một tuần sẽ dành ra 2 -3 buổi học thì cố định nó luôn là hai-tư-sáu hoặc ba-năm-bảy, xác định luôn khung thời gian buổi sáng hay chiều, mấy giờ đến mấy giờ, mỗi buổi là bao lâu 30/60/90 phút. Việc các bạn cần làm là:
  1. Viết/In thời khoá biểu (bạn) đã định ra dán ở chỗ dễ nhìn (bàn học hoặc giường ngủ, hoặc trước tivi :D). 
  2. Đến ngày tháng đó, giờ đó thì ngồi học. Hết giờ đã định (dù cho vẫn muốn học tiếp) thì cũng nên tạm dừng rồi để cảm giác muốn học tiếp đó làm động lực cho lần ngồi vào bàn tiếp theo. Còn nếu chưa hết giờ đã định mà muốn bỏ (bị cám dỗ bởi facebook, tivi show...) thì có thể đổi nội dung đề từ đọc hiểu sang nghe để thay đổi không khí.
  3. Bạn không cần giải hết trọn vẹn một đề trong vòng 1 lần học. Chia ra từng phần nhỏ học sẽ dễ vào và không bị ngột quá.
  4. Có thắc mắc gì cần hỏi thì vào comment ở đây mình sẽ giúp giải đáp.
  5. Xong mỗi tuần học đúng giờ, đúng ngày và không bỏ buổi nào thì tự thưởng cho mình một cái gì đó đã định sẵn (mua sắm, xem bộ phim yêu thích, ăn món khoái khẩu...). Không cần phải to tát nhưng nên có để não ghi nhận sự cố gắng của bản thân, và trong tiềm thức sẽ cổ vũ bạn cố gắng duy trì tuần học tiếp theo để lại được thưởng như thế (não con người nói chung cũng rất dễ bắt bài)
Vì trong quá trình tự học, bạn là người học nhưng đồng thời cũng là người thầy. Và để đạt được kết quả tốt, người thầy trong bạn cần phải cực kì nghiêm khắc và không được thoả hiệp với học trò của mình. Mong rằng các bạn đủ dũng khí và quyết tâm để vừa làm trò chăm và vừa làm thầy nghiêm. Một lần nữa, bạn cố gắng chừng nào, bạn sẽ nhận lại được chừng đó - đó là điều tuyệt vời nhất và công bằng nhất của quá trình tự học (không phải chỉ bây giờ mà sẽ theo bạn suốt cuộc đời).


Comments

Popular posts from this blog

Học tiếng Nhật: Các Cấu Trúc Câu Cơ Bản của Tiếng Nhật

Bạn nào mới học tiếng Nhật sẽ thấy cấu trúc câu tiếng Nhật khá là ...kì dị. Bởi vì ngôn ngữ gì mà động từ lại để cuối câu, rồi lại thường nói trống không không có chủ ngữ nữa (với người Việt mình như thế còn là bất lịch sự nữa nhỉ). Thế nhưng học lâu rồi lại thấy ... quen dần với cấu trúc câu đó, bởi vì cũng quen dần với cách nói chuyện và văn hoá của người Nhật. Lần này mình sẽ mổ xẻ sâu hơn về cấu trúc câu tiếng Nhật. Nắm được các cấu trúc và quy tắc cơ bản này bạn sẽ có thể dễ dàng đặt câu mà không lo sai ngữ pháp. Bài này đặc biệt dành cho các bạn đang mới học tiếng Nhật trình độ N5 ~ N4 nhé. Trước khi vào chủ đề chính, cho mình lượn lờ vài dòng về văn hoá của người Nhật (đánh giá chủ quan thôi, don't be serious!). Vì sao trong câu tiếng Nhật, động từ lại đứng cuối câu?  Đó là vì tính người Nhật khá là ... nhu nhược (haha, vơ đũa cả nắm thôi, nhìn từ quan điểm ảnh hưởng của văn hoá lên ngôn ngữ). Đặt động từ cuối câu cho phép người Nhật có thể vừa nói vừa nhìn mặt đối phươ...

Học tiếng Nhật: Giải quyết rắc rối trợ từ「が」 hay 「は」? Khác nhau thế nào?

Vấn đề ngữ pháp mà người nước ngoài học tiếng Nhật thường dễ sai nhất là cách dùng các trợ từ が、は、を、に、で  v.v. Và trong các trợ từ này, việc phức tạp nhất là phân biệt được lúc nào dùng が , lúc nào dùng は . Kể cả đối với người Nhật, đây cũng là một vấn đề hóc búa mà ít người có thể có câu trả lời rõ ràng và khúc chiết được. Bài này mình sẽ chia sẻ với bạn trong những trường hợp nào thì: ①  chỉ dùng が mà không dùng は và ngược lại; ②  cùng câu đó nhưng nếu が và は đổi chỗ cho nhau thì ý người nói thay đổi như thế nào; qua 10 câu ví dụ cơ bản sau đây. Đầu tiên, hãy xem xét hai câu ví dụ tiếng Nhật đơn giản nhất dưới đây mà chắc chắn người mới học nào cùng hiểu nghĩa là gì.  1) 田中さん  が  来た。  2) 田中さん  は  来た。  Cả hai câu đều mang nghĩa "Anh Tanaka đến rồi", và đều đúng ngữ pháp. Vậy có bạn nào nhận ra sự khác nhau giữa が và は không?  ... Các bạn suy nghĩ xong chưa? Để mình giải thích nhé: 1) 田中さん  が  来た。 diễn tả một sự thật khách quan là "...

Học tiếng Nhật: Vì sao tôi bắt đầu? và Vì sao tôi tiếp tục?

Hôm nay mình sẽ kể một câu chuyện, đệm giữa những bài ngữ pháp tiếng Nhật khô khan, để bơm thêm nhuệ khí và nâng cao tinh thần cho các bạn đang trên hành trình chinh phục tiếng Nhật nhé. Đây là câu chuyện về chính bản thân mình. Mình sinh ra trong một gia đình không có thể gọi là "khá giả" ở một thành phố nhỏ miền trung Việt Nam. Mình không cho rằng gia đình mình thuộc diện "nghèo" (vì mình biết rất nhiều gia đình còn khó khăn hơn), dù rằng hằng năm mẹ mình đều viết đơn nộp Uỷ ban Phường để xin vay các khoản tiền nho nhỏ với lãi suất thấp, chỉ để trang trải tiền sinh hoạt và trả nợ lay lắt qua ngày. Đúng vậy, ngay trước khi mình đi Nhật, bố mình làm ăn thất bại để lại cho gia đình một khoản nợ không biết bao giờ và làm thế nào trả hết. Bực mình hơn cả, là sau thất bại đó, ông mất niềm tin vào cuộc đời, cả niềm tin vào chính mình... Ông từ bỏ trách nhiệm là trụ cột kinh tế gia đình dù rằng từ trước đến giờ bố là người đi làm duy nhất kiếm tiền cho mẹ ở nhà nuôi ...